Tai biến mạch máu não là một trong những căn bệnh phổ biến gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mà rất nhiều người gặp phải đặc biệt là người lớn tuổi. Vì vậy để có cách phòng ngừa căn bệnh này hiệu quả chúng ta cần phải tìm hiểu, nắm rõ về các giai đoạn của bệnh. Bài viết dưới đây là những thông tin cần thiết nhất về các giai đoạn của tai biến mạch máu não. Mời các bạn cùng theo dõi.
Các giai đoạn của tai biến mạch máu não nguy hiểm ra sao?
1. Tai biến mạch máu não là gì?
Tai biến mạch máu não còn được các chuyên gia gọi bằng tên gọi đột quỵ não. Đây là căn bệnh nguy hiểm xảy ra khi lượng máu đưa lên não bị ngưng đột ngột khi các mạch máu não bị tắc hoặc bị vỡ.
Căn bệnh này được xếp vào top 1-3 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho người mắc. Bởi bệnh thường xảy ra bất ngờ, đột ngột nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng hôn mê sâu và gây tử vong. Những trường hợp được phát hiện kịp thời cũng để lại những biến chứng nặng nề khiến người bệnh ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày và gia đình.
2. Các giai đoạn của tai biến mạch máu não
Bệnh tai biến mạch máu não có hai giai đoạn phát triển là giai đoạn khởi phát và giai đoạn toàn phát. Cụ thể như sau:
2.1. Giai đoạn khởi phát
Ở giai đoạn này, người bệnh thường có những biểu hiện không đặc trưng và cũng không quá nghiêm trọng cho nên dễ dàng bỏ qua. Cũng có một số người sẽ có biểu hiện bất thường như đột ngột ngã vật dẫn đến hôn mê sâu nhưng phần nhiều ở giai đoạn này thường không xuất hiện các biểu hiện như vậy.
Tuy mỗi người sẽ lại có những biểu hiện khác nhau, nhưng để nhận biết giai đoạn khởi phát của tai biến mạch máu não thông qua các dấu hiệu thường gặp sau đây:
- Đột ngột đau đầu, hoa mắt, chóng mặt không rõ nguyên nhân.
- Cảm thấy một bên má nặng nề hơn và bị rủ xuống.
- Đồng thời cảm nhận được một bên cánh tay và một bên chân buông thõng, mất đi cảm giác.
- Một hoặc hai bên mắt bị mờ dần, thị lực giảm sút tai ù đi.
- Không thể nói được hoặc không kiểm soát được lời nói. Miệng có thể hơi méo đi.
2.2. Giai đoạn toàn phát
Bước sang giai đoạn toàn phát người bệnh sẽ xuất hiện những hội chứng phổ biến như: Rối loạn hệ thần kinh, hội chứng màng não. Các hội chứng này sẽ gây nên những biến chứng hết sức nguy hiểm như hôn mê, liệt nửa người và rối loạn thực vật.
Những người bị tai biến mạch máu não thường hôn mê sâu và nặng. Lúc này, sắc mặt người bệnh sẽ trở nên tái nhợt, thở to, khó nuốt, đại tiểu tiện mất kiểm soát, cơ thể bất động, mất các phản xạ giác mạc và đồng tử mắt. Lúc này, các bác sĩ cũng khó phân biệt được cơ thể bên nào đang bị liệt.
Khi bị hội chứng liệt nửa người, bên bị liệt sẽ có tình trạng giảm trương lực kể cả ở mặt. Bệnh nhân sẽ nằm ở tư thế đầu và mặt quay về phía bị tổn thương. Tuy nhiên, khi bị tai biến mạch máu não sẽ xuất hiện triệu chứng phù não cũng có thể khiến người bệnh bị liệt cả hai bên.
Còn với những người gặp phải hội chứng rối loạn thực vật, bệnh nhân sẽ xuất hiện một loạt các biểu hiện như:
- Tăng tiết phế quản dẫn đến ứ đọng đờm dãi
- Rối loạn nhịp thở
- Rối loạn nhịp tim
- Tăng tiết động mạch
- Nhiệt độ ngày càng tăng cao
- Da mặt có thể chuyển từ xanh sang tím, sang đỏ
- Dễ gặp phải tình trạng rối loạn dinh dưỡng.
Giai đoạn này thường dễ xảy ra tử vong cho người bệnh nhất là trong những giờ đầu hoặc cuối tuần điều trị đầu tiên. Sau khi điều trị được 10 ngày, tuy nguy hiểm đã không còn nhưng người bệnh vẫn có nguy cơ tử vong cao. Những bệnh nhân nào được chữa trị kịp thời có thể không nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ để lại di chứng suốt cuộc đời như chứng đau đầu, rối loạn tâm thần và bệnh cũng có thể tái phát lại bất cứ lúc nào.
Các giai đoạn của tai biến mạch máu não
3. Những việc cần làm khi cấp cứu người bị tai biến mạch máu não
Khi có người thân hoặc vô tình gặp phải người mắc tai biến mạch máu não trên đường, mọi người cần thực hiện những việc làm sau đây:
3.1. Gọi xe cấp cứu
Người nhà hãy liên hệ ngay với đơn vị cấp cứu, đặc biệt là nối máy với các bác sĩ chuyên khoa thần kinh để được tư vấn, hỗ trợ đưa người bệnh đến bệnh viện. Trong thời gian chờ xe cấp cứu tới, hãy quan sát bệnh nhân xem còn tỉnh táo hay không để có thể có biện pháp kịp thời.
Trong trường hợp bệnh nhân vẫn tỉnh táo, các bạn hãy để bệnh nhân nằm yên tĩnh, tránh tụ tập đông người gây khó thở và thiếu oxy, không gây ồn ào và chờ cho xe cấp cứu đến.
Với trường hợp bệnh nhân hôn mê, các bạn nên xem xét hơi thở của người bệnh. Nếu nhận thấy tình trạng ngừng thở, cần hô hấp nhân tạo kịp thời.
3.2. Tuyệt đối không tự cho bệnh nhân sử dụng thuốc hoặc ăn uống bất cứ thứ gì
Một nguyên tắc nữa trong cấp cứu người bệnh tai biến mạch máu não đó là không nên cho người bệnh ăn hoặc uống dù người bệnh còn tỉnh táo. Bởi vì lúc này đường thở của người bệnh suy yếu, ăn hoặc uống sẽ dẫn đến khó thở và có thể gây tử vong.
3.3. Đặt người bệnh ở tư thế nằm nghiêng an toàn
Để người bệnh ở tư thế nằm nghiêng sẽ giúp bảo vệ đường thở của người bệnh. Khi người bệnh bị hôn mê, nếu nằm ngửa sẽ khiến lưỡi bị tụt xuống họng gây cản trở và bít tắc đường thở. Lúc này, nếu người bệnh nôn sẽ dễ dàng hít phải những chất nôn vào trong phổi gây tắc đường thở và suy hô hấp nặng cực kỳ nguy hiểm. Vì vậy, tư thế nằm nghiêng là tư thế được các chuyên gia y tế tư vấn áp dụng.
4. Phòng ngừa bệnh tai biến mạch máu não bằng cách nào?
Để phòng ngừa tốt bệnh tai biến mạch máu não, các bạn có thể tham khảo và áp dụng một số biện pháp sau đây:
Phòng ngừa bệnh tai biến mạch máu não bằng cách nào?
- Tìm hiểu rõ các nguyên nhân gây bệnh để biết cách phòng tránh triệt để. Một số nguyên nhân thường gặp gây tai biến mạch máu não có thể kể đến như: tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, căng thẳng thần kinh, hút nhiều thuốc lá, uống rượu bia. Vì vậy để phòng tránh tốt nhất nên tránh xa các tác nhân này.
- Khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu lạ nào của cơ thể như đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi không rõ lý do cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám kịp thời.
- Nếu đã từng mắc bệnh, cần cẩn trọng trong mọi hoạt động bởi căn bệnh này dễ dàng tái phát. Vì vậy, người bệnh cần phối kết hợp điều trị giữa dùng thuốc, vận động nhẹ và có chế độ dinh dưỡng phù hợp.
- Nên hạn chế ăn các thực phẩm quá nhiều chất béo, chất ngọt đường, ăn mặn… để giảm các áp lực nên cơ thể.
- Tăng cường vận động thể dục thể thao, nên lựa chọn những môn thể thao nhẹ nhàng không quá mất sức như yoga, đi bộ, ngồi thiền… để giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, sự dẻo dai và giảm bớt nguy cơ tai biến mạch máu não.
- Ngoài ra, các bạn có thể sử dụng viên uống bảo vệ sức khỏe giúp lưu thông máu và bảo vệ hệ thần kinh sẽ giúp giảm thiểu tình trạng tê bì chân tay, hoa mắt chóng mặt , thiếu máu nên não và phòng ngừa tai biến mạch máu não hoàn chỉnh.
Người bệnh tai biến mạch máu não tham khảo sử dụng sản phẩm Benceda:
Chi tiết xem thêm tại: >>> BENCEDA – Tăng cường chức năng não – Hộp 60 viên
Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích về tai biến mạch máu não và các giai đoạn phát triển của bệnh. Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp được các bạn trong việc phát hiện và phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.